VÌ SAO MỆNH TRẠCH TÍNH THEO NĂM SINH, KHÔNG TÍNH THEO MẠNG CỤC (NGŨ HÀNH)

  1. Đặt vấn đề:

Chúng ta đều biết, mỗi người sinh ra đều có mạng cục : mạng Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ và trong lý học gọi là phéo nạp Âm.  Bảng Lạc Thư Hoa Giáp (theo tàu là Lục Thập Hoa Giáp) tính bắt đầu từ năm Giáp Tí là Hải Trung Kim.

Lạc Thư Hoa giáp được ứng dụng rộng rãi trong các bộ môn Lý Học nhưng nó lại không ứng dụng trong cách trọn MỆNH TRẠCH CHỦ. 

Trong Địa Lý Phong Thuỷ (ĐLPT)  thì cách tính hoàn toàn không dựa vào bảng Lạc Thư Hoa Giáp (theo tàu là Lục Thập Hoa Giáp) mà có cách tính riêng. 

Vậy câu hỏi đặt ra là VÌ SAO ? có  sự liên hệ gì không ? và dựa trên NGUYÊN TẮC gì để tính toán ?

 

Trong phần bài viết này, tôi cố gắng trong khoảng kiến thức thu nhận được để tìm hiểu và lý giải điều này. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và mong được chỉ điểm thêm nhằm hoàn thiện và giải nghĩa cặn kẽ nguồn gốc cũng như sự liên quan của các bộ môn Lý học, Kinh dịch với nhau.

 

  1. Kinh dịch và ĐL PT 

Trước tiên chúng ta cần khẳng định lại một điều, mọi thứ bao gồm các môn Lý Học, Kinh Dịch đều xuất phát từ gốc là lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành.  Đia Lý Phong Thuỷ là bộ môn ứng dụng mang nhiều yếu tố tổng quát từ thuyết ADNH và tất nhiên gắn liền với Bát Quái cùng 64 quẻ Dịch. 

Đạo giáo , Đạo Nho nhìn nhận Kinh Dịch qua con mắt của Văn Vương, Châu Công, Khổng Tử và từ đó sinh ra Thoán từ, Hào từ, Thập Dực trong Kinh Dịch. 

Lý học nhìn sự biến đổi của Quẻ Dịch mà hiểu được sự vận động của Vũ trụ và đem nó ứng dụng vào ĐLPT cũng như các môn Lý học khác.

ĐLPT cho dù trường phái nào (theo PT Tàu) Bát Trạch-Huyền Không đều không thể tách rời Dịch Lý và mọi ứng dụng, lý thuyết đều tuân theo sự vận động của Bát quái và 64 Trùng Quái.

  1. Hệ Qui Chiếu:

Trong lý thuyết ADNH thì  việc phân loại ngũ hành để nhận định sự tương tác của vạn vật rất phức tạp. Từ đó lại sinh ra các bộ môn Lý học, việc tính toán phân loại lại càng phức tạp hơn và do đó cũng sẽ có các Hệ qui chiếu nhằm phân loại chi tiết hơn cho mỗi bộ môn ứng dụng. Cũng như khi xem xét con người thì phân loại ngũ hành xét trên phương diện Con Người chứ không thể nào lại xét rằng NGƯỜI mang mệnh cục HOẢ thì nhất định tránh nước vì THUỶ khắc. Con Người cần UỐNG, ĂN, TẮM và thể chất con người có hơn 60% là nước, và vì thế hệ qui chiếu tương Sinh – tương Khắc trong ngũ hành phải tuân theo hệ qui chiếu, Vật chất với Vật chất, Con Người với Con Người.

Đối với các môn Tử Vi, Tử Bình thì cho dù cùng là xem số mệnh con Người nhưng cách xác định giới hạn thời gian của năm sinh lại khác. Ví dụ Tử vi sẽ xác định nếu chưa qua giờ Tí (11h đêm) của đêm 30 tết Nguyên Đán thì vẫn chưa hết năm và vẫn tính theo tuổi của năm cũ. Qua giờ Tí là tính theo năm mới. Môn Tử Bình thì xác định năm sinh nếu như qua ngày Lập Xuân thì sang năm mới bất chấp ngày Lập Xuân có thể giữa tháng Giêng.

 

-Mạng Cục của con Người được phân loại nhằm xác định sự tương tác hợp –xung giữa con Người với con Người và ảnh hưởng qua lại với các hệ qui chiếu khác khi đã phân loại ngũ hành. Đây là hệ qui chiếu dùng cho các môn như Tử Vi, Tử Bình, Luận Tuổi  và các ảnh hưởng tới yếu tố phân loại Ngũ Hành trong ĐLPT.

Vậy vì sao lại không dùng Mạng Cục để làm Mạng Trạch để xác định Đông-Tây trạch trong ĐLPT ?

 

  1. Mạng Trạch trong Đia Lý Phong Thuỷ :

Trong ĐLPT thì cũng xác định từ Năm Sinh (dương lịch), người ta sẽ tính ra bảng Bát trạch tam nguyên qui  năm sinh người chủ nhà về Quái (trong Bát Quái) để rồi từ Quái đó sẽ phân định chủ Nhà thuộc Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch cũng nhưng hướng cát-hung với Quái trạch chủ hay gọi là Mạng Trạch.

Tính năm sinh kết thúc vào đêm Giao thừa hay tiết Lập Xuân, ở đây có xuất hiện cách tín theo tiết Lập Xuân. Bát trạch trong ĐLPT hoặc ĐLPT Lạc Việt thì phải qua Giao Thừa mới tính là tuổi mới theo tôi mới là chính xác do Bát trạch tam nguyên tính theo số năm tuổi xác định từ chu kì trăng theo lịch Âm.

 

Theo bảng phi cung Bát trạch minh cảnh của Thái Kim Oanh, ta có thể nhận thấy tính bắt đầu từ năm Giáp Tý thì cho dù Giáp Tý nạp âm luôn là Hải Trung Kim nhưng mạng Trạch sau 60 năm lại khác nhau. Ví dụ sinh năm Giáp Tý 1924 Nam phi cung Tốn (Tốn trạch), Nữ phi cung Khôn (Khôn trạch) nhưng sinh năm Giáp Tý 1984 thì Nam phi cung Đoài (Đoài Trạch), Nữ phi cung Cấn -8 (Cấn trạch) – Theo Phong thuỷ Lạc Việt thì Nam 1984 phi cung Ly (Ly trạch), Nữ phi cung Cấn (Cấn trạch). Trong phần dứơi tôi sẽ  phân tích sự bất hợp lý trong cách Phi cung Bát trạch theo PT truyền thống –dựa trên Hà Đồ phối hậu thiên Văn Vương với độ số Đoài (7) – Ly (9) với tính hợp lý trong Phong thuỷ Lạc Việt dựa trên cơ sở Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt đổi chỗ Tốn –Khôn và độ số Đoài (9) –Ly(7)

Lý do vì sao nạp Âm trong Lạc Thư Hoa giáp (lục thập hoa giáp theo truyền thống) lại không trùng khớp với Phi Cung Mệnh trạch và do đó cho thấy sự khác biệt giữa hai hệ qui chiếu: Đó là Lạc Thập Hoa Giáp tính theo qui luật 60 năm khởi từ Giáp Tí và hành Kim, và Mệnh Trạch lại tính theo bát quái Cửu cung, từ 1 đến 9. 

 

Vấn đề nối tiếp ở đây chính là bắt đầu khởi từ năm nào để tính Mệnh trạch và chính từ đây ta có thể thấy xuất phát điểm của cách tính Mệnh trạch lại xuất phát từ Huyền Không xác định bởi ĐLPT Lạc Việt : Phi cung Bát trạch chính là Huyền Không, trong khi đó theo người Trung Quốc thì môn Huyền Không lại ra đời sau tới cả ngàn năm so với Bát trạch mà Phi cung bát trạch lại ứng dụng từ chính Huyền Không !!!

Trong hội thảo “Tính khoa học của Phong Thuỷ trong kiến trúc và xây dựng” được tổ chức tại Hà Nội năm 2009, bài tham luận về Huyền Không đã được xác định qua các chứng minh của  Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Cách tính mệnh cung của gia chủ trong phái Bát Trạch chính là nguyên tắc phi tinh Huyền Không theo nguyên lý Nam Dương phi nghịch là Âm và Nữ Âm phi thuận là Dương. Một sự nghịch lý về nội dung trong lịch sử có xuất phát từ cổ thư chữ Hán: Cái có sau hàng ngàn năm là Huyền Không lại là cơ sở của cái ra đời từ hàng ngàn năm trước. Trong khi đó, những bản văn chữ Hán cho thấy rằng khoa Huyền không học trong phong thủy có khả năng tồn tại trước cuối đời Thanh trong văn hóa Hán.

 

Trong Tam Nguyên Cửu Vận của Huyền Không học thì 500 năm được tính là 1 Đại Nguyên, 180 năm được gọi là 1 chính Nguyên và mỗi chính Nguyên lại chia làm 3 đơn Nguyên, 3 vận một đơn nguyên mỗi vận 20 năm.

Từ năm 1864-2043 là Chính nguyên cuối cùng của một Đại nguyên, bắt đầu từ năm 1864 là khởi vận 1.  Như vậy Khởi vận 1 là số 1 nhập trung cung và đó là số của năm thứ nhất của vận thứ 1, thì năm 1864 người đó phi cung Khảm –số 1. Bản thể của số 1 từ Tiên Thiên là số của Càn, Nữ 1864 phi cung Cấn nhưng phi cung Khôn (5) – Nữ ngũ trung. Bản thể xuất phát chính là từ Càn – Khôn (phụ mẫu quái).  Nam nghịch – Nữ Thuận (Nam Tả -Nữ Hữu) , chính là từ nguyên lý ADNH, Nam xuất phát lần lượt từng năm từ số 1 tới số 9 (1-9-8-7-6-5-4-3-2) và Nữ xuất phát từ số 8 nhập trung cung Khôn nên thuận từ số 5 tới số 1 theo thứ tự 5-6-7-8-9-1-2-3-4.

 

Vậy năm Giáp Tý của Chính Nguyên đầu tiên thuộc Đại Nguyên đầu tiên cứ theo đó lần lượt phi tinh cho các năm sinh để tính Mạng trạch theo nguyên lý Nam nghịch khởi từ 1 (quái Khảm) nhập trung cung và Nữ thuận khởi từ 5 (quái Cấn) nhập trung cung.

Trong lịch sử,  theo sách còn lưu lại chỉ có họ Hồng Bàng của 18 đời Vua Hùng được lấy theo tên các Quái và Thập Thiên Can, mà bắt đầu là chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng. Như vậy chúng ta thấy theo Thể của Tiên thiên thì Càn là số 1, khởi nguyên của vạn vật.  Tôi cho rằng năm Giáp Tý chính là năm Vua Kinh Dương Vương lên ngôi và sự sai lệch trong cách tính thời gian 2 năm qui đổi từ Dương Lịch sang Năm gọi theo Thiên Can – Địa Chi của gần 5000 năm là điều không thể tránh khỏi (Giáp Tý 2881 trước Công nguyên và 2879 trước CN). 

Trong khi đó, trong lịch sử Trung Hoa không có đời Vua nào sử dụng tên Quái/Quẻ và Thiên Can mà lịch sử nguồn gốc của các bộ môn Lý Học như phong thuỷ rất mơ hồ và mang đậm tính Huyền Sử.

 

Như vậy năm thứ 1 của các Đại Nguyên nhập trung cung và từ đó 

  • Nữ phi thuận lần lượt từ 5-6-7-8-9-1-2-3-4 (Quái Cấn nhập trung cung*) nhập trung :
  • Nam phi tinh nghịch bắt đầu lần lươt : 1-9-8-7-6-5-4-3-2-1 nhập trung cung. 

 

* Việc hai quái Khôn Cấn nhập trung cung như một nguyên lý căn bản của thuật phong thủy đã được chúng tôi minh chứng rằng: Nó hoàn toàn phản ánh một thực tại khách quan. Đó chính là vị trí của Trái Đất – đối tượng quán xét của khoa Phong Thủy Đông phương – trong vị trí Thái Dượng hệ. Một lý thuyết được coi là khoa học thì phải có khả năng phản ánh thực tại khách quan liên quan đến nó. Việc ứng dụng nguyên lý căn để “Hậu Thiên lạc Việt phối Hà Đồ’ đã xác định một thực tại khách quan: Đó chính là mới quan hệ và tương tác của các hành tinh trong thái Dương hệ liên quan đến địa cầu. Nói một cách khác, hiện tượng quái Cấn ở trung cung chính là sự thể hiện tiếp tục mối tương quan giữa Trái Đất và sự vận động của hệ Mặt Trời, trong tương quan các hiệu ứng tương tác của vũ trụ. Tất cả những tri kiến này không hề được thể hiện trong cổ thư chữ Hán, kể từ khi nền văn minh kỳ vĩ của nhà nước Văn Lang sụp đổ từ hơn 2000 năm trước.
Việc lý giải nguồn gốc quái Cấn nhập trung cung cũng cho thấy tính khoa học của Lý học phương Đông trong việc giải thích nguồn gốc hình thành vũ trụ và đời sống con người, đáp ứng được tiêu chí của khoa học hiện đại, phản ánh tính khoa học của học thuật phong thủy cổ khi so sánh với nền khoa học hiện đại, tính ứng dụng sâu rộng vào đời sống con người, đặc biệt là trong xây dựng, kiến trúc; góp phần vào việc xóa tan khái niệm mê tín đối với nền Lý học Đông Phương này và khẳng định giá trị ứng dụng của học thuật phong thủy trong đời sống con người.
Trong tiểu luận nhỏ hân hạnh được trình bày ở đây, chúng tôi chỉ xin minh xác một hiện tượng có tính nguyên lý của Phong thủy Đông phương và tính khoa học của nó trong việc liên hệ với một thực tại khách quan. Góp phần vào làm sáng tỏ tính khoa học của khoa Phong Thủy Đông phương. Thực tại khách quan được phản ánh trong “nguyên lý quái Cấn nhập trung cung của khoa Phong thủy Đông phương – chính là vị trí của trái Đất trong mới tương quan Thái Dương hệ và liên hệ với “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”.

Sách tham khảo: 
1. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch – tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
2. Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt – tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
3. trang web http://www.vocw.edu.vn/
4 – Bát trạch Minh Cảnh.
5 – Dương trạch tam yếu 

 

  1. Cách sắp xếp năm sinh theo Quái của Bát trạch:

 

Theo Huyền không phi tinh lưu niên, từ đó ta sẽ đặt Quái vào tượng số của nó theo đúng bản thể Ngũ Hành của Hà Đồ:  Kim: (4-9) , Thuỷ (1-6), Mộc (3-8), Hoả (2-7) , Thổ (5-10)

Trong cách phi tinh của Lạc Việt, Quái và bản thể ngũ hành được sắp xếp theo thứ tự năm nhập trung cung của Phi tinh Huyên Không lưu niên.

Theo cách sắp xếp của Phong thuỷ truyền thống, giữ nguyên Quái mệnh trạch của năm sinh theo đúng bảng Bát trạch tam nguyên (tham khảo Bát trạch minh cảnh), sau đó xếp năm nhập trung cung tương ứng với Quái (ví dụ: Quái Ly thuộc dương Hoả thì theo Hà Đồ nó sẽ là số 7 cùng cặp với Khôn là âm Hoả đới Thổ, Đoài là dương Kim theo Hà Đồ là số 9 cùng cặp với Tốn là Âm Kim số 4,

Nếu theo cách sắp xếp này thì độ số của Quái theo Phong thuỷ truyền thống không còn tuân theo qui luật Phi tinh Lưu niên Huyền không.

(Tất nhiên nếu theo bảng Bát trạch tam nguyên truyền thống (tham khảo Bát trạch minh cảnh) thì thứ tự Phi tinh lưu niên vẫn theo đúng thứ tự của Phi tinh Lưu niên Huyền không , tuy nhiên ta sẽ nhận thấy bản thể Ngũ Hành của Quái bị thay đổi: 4-9 thành hành Hoả (bản thể hành Hoả là hành của Quái Khôn-Ly), 2-7 thành hành Kim(bản thể hành Kim là hành của Quái  Tốn-Đoài). Vậy biến đổi này dựu trên cơ sở nào mà vẫn được chấp nhận và ứng dụng một cách máy móc ?)

 

Mệnh trạch Quái được sắp xếp theo Huyền Không lưu niên phi tinh –Yếu tố liên quan mật thiết đầu tiên giữa Bát Trạch và Huyền Không

 

  1. Cát hung của Bát Trạch và Huyền Không

Thứ nhất, cũng cần nhấn mạnh rằng cho dù là Huyền Không , Bát Trạch thì đều cùng chung một nguồn gốc Hà Đồ, Lạc Thư, Hậu Thiên bát Quái, Quái/Quẻ Dịch.

Bát trạch là sự tương tác của Con Người với Địa Khí, Huyên không là tương tác giữa Thiên Khí với Địa Khí và Con Người trên cơ sở Vận khí. 

Vận là cơ hội nhưng nếu cơ hội tốt mà không nắm được nó phỏng ích chi !

Vậy nên, tổng hoà tất cả các yếu tố Huyền Không, Bát trạch, Loan Đầu, Hình khí mới đủ tạo nên tác dụng của Địa Lý Phong Thuỷ.

Khoan bàn tới Huyền Không Đại Quái, Tam Nguyên, Thái Dịch…. , trước tiên là nói tới Huyền Không phi tinh đơn giản nhất, cơ bản nhất vì ở bài viết này cũng chỉ đề cập tới Bát trạch đơn giản nhất, cơ bản nhất. Mục đích là tìm sự tương quan và liên quan chứ không đi sâu phân tích từng yếu tố.

 

  1. Bát trạch: Các hung của sơn hướng được tính theo Quái của mệnh Trạch với Quái của các sơn hướng trên Hà Đồ. 

La Bí Lộ viết trong cuốn “Viêm Đế Kỷ”: Vạn vật khởi đầu, vạn vật chung cuộc, đều thịnh ở Cấn, Cấn là quẻ ở Đông Bắc. Cho nên lấy Cần mà bắt đầu.

Đó chính là lý do Cấn là Sinh khí, một trong các hướng Tốt của Bát trạch. Các hướng khác dùng phép Qui Tàng (lấy quái  KHÔN làm đầu). Phương pháp Quy Tàng là phương pháp gom hai hào thành một, hai đơn quái, hay một trùng quái thành một đơn quái. Sự phát hiện quí giá của nhà nghiên cứu VinhL đã giải mã cách tính Qui Tàng cho Bát trạch: Quái của mạng trạch + quái của Bát quái= trùng quái và từ đó qui về đơn Quái -> chính là quái ứng với cát hung.

Theo Bát trạch thì Quái ứng với cát hung là 

Càn = Diên Niên (Phúc Đức)
Đoài = Thiên Y
Ly = Lục Sát
Chấn = Họa Hại
Tốn = Ngũ Quỷ
Khảm = Tuyệt Mạng
Cấn = Sinh Khí
Khôn = Phục Vị ( Quái quay về quái vị cho nên gọi là Phục Vị).

 

  1. Huyền không phi tinh, Tính chất của cửu tinh:


Số 1 -Khảm: Nhất bạch Tham lang: Là cát tinh đứng đầu.
* Âm dương, ngũ hành: Dương thuỷ
* Màu sắc: Xanh đen.
* Cơ thể: Thận, tai, máu huyết
* Về con người: là con trai thứ
Số 2- Khôn: Nhị hắc Cự môn: là sao xấu, hung.
* Âm dương, ngũ hành: Âm hoả đới thổ.
* Màu sắc: Nâu đỏ.
* Cơ thể: bụng và dạ dày
* Về con người: Là người mẹ, người vợ.

Số 3:-Chấn: Tam bích Lộc tồn: Là sao xấu. 
* Âm dương, ngũ hành: dương mộc.
* Màu sắc: màu xanh lá cây đậm.
* Cơ thể: mật, vai và tay
* Về con người: là con trai trưởng
Số 4:-Tốn  Tứ lục Văn xương: là sao tốt.
* Âm dương, ngũ hành: âm kim.
* Màu sắc: Xám trắng.
* Cơ thể: đùi và 2 chân.
* Về con người: con gái trưởng.
Số 5-Khôn: Ngũ hoàng Liêm trinh: Là sao xấu nhất, còn gọi là đại sát tinh.
* Âm dương, ngũ hành: Thổ
* Màu sắc: màu vàng
* Về cơ thể: không
* về người: không
Số 6-Càn: Lục bạch Vũ khúc: Là sao tốt.
* Âm dương, ngũ hành: Âm kim đới thuỷ.
* Màu sắc: màu xanh da trời.
* Cơ thể: đầu, mũi, cổ, xương, ruột già 
* Về con người: Là người cha, người chồng, người đứng đầu.
Số 7-Ly: Thất xích Phá quân: Là sao xấu.
* Âm dương, ngũ hành: Dương hoả.
* Màu sắc: màu đỏ
* Cơ thể: mắt, tim, ấn đường.
* Về con người: con gái giữa.
Số 8-Cấn. : Bát bạch Tả phù: Là sao tốt.
* Âm dương, ngũ hành: Âm mộc.
* Màu sắc: màu xanh lá cây nhạt.
* Vơ thể: lưng, ngực và lá lách.
* Về con người: con trai út.
Số 9: Cửu tử – Hữu bật: là sao trung tính.
* Âm dương, ngũ hành: Dương kim.
* Màu sắc: màu trắng.
* Cơ thể: phổi, miệng, lưỡi
* Về con người: con gái út.

Đối với Bát trạch, việc tối đa hoá những tương tác tốt nhất của Địa khí lên con Người sống trên đó tức là Phối Quái được qui từ tuổi trạch chủ với Quái của Bát quái trên Hà Đồ, thì đối với Huyền Không cho dù vẫn sử dụng qui ước Quái/Quẻ trên Hà đồ nhưng tối đa hoá tương tác tốt nhất của Thiên khí lên ngôi nhà và trạch chủ.  Cả hai đều phải tìm tâm đất/nhà, phân cung điểm hướng, xác định Khí Khẩu (Cửa, cổng), rồi từ đó mới xác định cát hung theo qui ước cuả từng yếu tố.

 

Bài viết liên